danh mục bài viết June 2014 theo tháng

Tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên

Làm tăng động lực, hiệu suất làm việc gấp nhiều lần

Luôn hướng nhân viên nhìn về tương lai phía trước

Giúp họ nhìn ra những cơ hội thăng tiến trong công việc

Trao đổi thông tin công việc

Tạo sự tương tác, hỗ trợ giữa các cá nhân, bộ phận

Khuyến khích sự hơp tác

Mở rộng mối quan hệ sau đó chọn lọc những mối quan hệ mang lại giá trị

Luôn là thủ lĩnh tinh thần

Giữ vững và phát huy tốt vai trò của người quản lý

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Bài toán phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập?

  
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
    Hiện nay, dưới sự phát triển của kinh tế xã hội thì việc gắn liền giá trị văn hóa với phát triển kinh doanhđiều kiện cần để đảm bảo cho sự trường tồn của doanh nghiệp đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới thì văn hóa doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng. Đặc biệt trong  những năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và áp dụng văn hóa doanh nghiệp vào hoạt động của mình.


Thế nào là văn hóa doanh nghiệp?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp và trong mỗi doanh nghiệp lại có góc nhìn khác nhau về khái niệm này, có thể nhìn văn hóa doanh nhiệp dưới giác độ như sau:
   Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là nhiệm vụ của tất cả mọi người, nhưng trước hết là người lãnh đạo.

 Tại sao cần xây dựng Văn hóa doanh nghiệp?


Rất có thể bạn đọc sẽ để lại thắc mắc? chỉ cần doanh nghiệp bán được nhiều hàng đem lại nhiều doanh thu là được, cần gì phải xay dựng văn hóa doanh nghiệp?
Phần viết này sẽ cho chúng ta câu trả lời: Tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. Sức mạnh đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành 

Bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan … Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa. Về mặt khoa học quản trị, việc quản trị một doanh nghiệp hay quản trị một quốc gia đều có những nét tương đồng.
Người ta thường sử dụng “pháp luật” và “văn hóa xã hội” như hai công cụ quan trọng để quản lý một quốc gia. Và cũng tương tự, người ta có thể dùng “nội quy-quy chế” và “văn hóa doanh nghiệp” để quản lý một doanh nghiệp”. Vậy quản lý công ty bằng quy chế và quản lý công ty bằng văn hóa khác nhau như thế nào? Hai cách quản lý này hỗ trợ và kết hợp nhau ra sao? Dùng quy chế để tạo văn hóa, và dùng văn hóa để thực thi quy chế, đây là 2 công cụ quản lý song song và không thể tách rời.

- Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc cho nhân viên

Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp sẽ tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho Lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình

 - Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp.
 - Văn hoá của doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. VHDN còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. VHDN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp . Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

 -Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt (trước phản ứng của thị trường), thời gian giao hàng…  Để có được những lợi thế này doanh nghiệp phải có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc (phương pháp 5 M: man, money, material, machine, method). Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra.
Vì vậy VHDN có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, tác động đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp. Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường
Đồng thời một doanh nghiệp có bề dày truyển thống văn hóa đặc sắc và bền vững luon có lợi thế cạnh tranh hơn nhưng doanh nghiệp cùng ngành nhưng không xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách nghiêm túc!
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp Điều phối và kiểm soát mọi hoạt động 
Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét. 

Văn hóa doanh nghiệp giúp Giảm xung đột trong tổ chức


Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.





Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay


    Như phân tích và đánh giá vai trò của việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, chúng ta nhận thấy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tất yếu khách quan nếu doanh nghiệp đó muốn trường tồn và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Nhưng trên thực tế, Các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận và xây dựng Văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
   Một cách tổng quát khách quan, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước ở nước ta còn có những hạn chế nhất định:  Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến.
   Khởi sắc cho văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chính là hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã và đang chú trọng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cũng đã từng bước hoàn thiện. Nhà lãnh đạo đã nhận thức được vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các yếu tố văn hóa chung và riêng đã được áp dụng và nhiều doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiều Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng có áp dụng nét văn hóa đặc sắc của phương tây hoặc Nhật Bản. Đây quả là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế trẻ Việt Nam.

 Định hướng xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam


Nhà lãnh đạo các doanh nghiệp có thể tham khảo mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp như sau:
1. Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp trong tương lai. Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.

2. Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp.

3. Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có.

4. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thường thì con người hoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó.

5. Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình. Lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.

 6. Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên. 
7. Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?

8. Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên. Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp.

9. Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó. Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.

10. Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa. Các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng. Trong gia đoạn các hành vi theo mẫu hình lý tướng cần được khuyến khích, động viên. Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

11. Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt. Truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới.

Tóm lại, xây dựng Văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể vềVăn hóa doanh nghiệp và với mười một bước cơ bản này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hoá cho mình.



NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CẤP TRUNG


Đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhà quản lý luôn giữ vai trò then chốt và quyết định. Ngoài nhà quản trị cao cấp thì đội ngũ quản lý cấp trung ngày càng nắm giữ nhiệm vụ quan trọng trong vận hành doanh nghiệp.

Ở bài viết trước, tôi đã đề cập đến khái niệm quản lý cấptrung là gì, quản lý cấp trung là ai và họ nắm giữ vai trò gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về vấn đề mà các doanh nghiệp đang quan tâm: Nâng cao năng lực quản lý cấp trung

Nâng cao năng lực quản lý cấp trung
Nâng cao năng lực quản lý cấp trung( ảnh minh họa)

Tại sao cần nâng cao năng lực quản lý cấp trung?

Câu trả lời thực chất đã quá rõ ràng  và thực tế cũng đã chứng minh điều đó.

     Tại sao ở nhiều doanh nghiệp, “sếp lớn” vẫn phải “ôm” cả núi việc mà không thể "ủi" bớt cho đội ngũ quản lý cấp trung – bao gồm các cấp quản lý từ giám đốc chức năng (kinh doanh, marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, IT, dự án...) đến trưởng /phó các phòng, ban, bộ phận? Câu trả lời ở năng lực quản lý cấp trung của họ còn yếu kém. Vì vậy, nhà lãnh đạo phải đảm trách nhiều công việc, kéo theo hiệu quả hiệu suất làm việc không cao.

       Các nhà quản lý cấp trung là cốt cán trong các tổ chức, bộ phận. Bất kỳ hoạt động nào, bất kỳ dự án hay kế hoạch kinh doanh nào cũng phải có người quản lý điều hành công việc. Nhưng nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể đảm đương hết mọi công việc này, họ phải chia sẻ quyền quản trị này cho một bộ phận khác-họ chính là nhà quản lý cấp trung. Quản lý cấp trung giữ vai trò quản trị như nhà quản trị cấp cao  với “quy mô nhỏ” hơn. Họ cũng phải tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình, xây dựng nhớm làm việc hiệu quả, phải giải quyết các tình huống mâu thuẩn trong công việc… Do vậy, những nhà quản lý cấp trung- ngoài chuyên môn của công việc, họ cần những kỹ năng quan trọng hơn. Đó là kỹ năng quản lý hay còn gọi là năng lực quản lý cấp trung.

Xem thêm vai trò của nhà quản lý cấp trung tại đây

Năng lực quản lý cấp trung và quản lý cấp cao có giống nhau?

Câu trả lời là có, có điểm tương đồng chứ không phải giống nhau. Nhà quản trị nhân sự cao cấp giỏi đôi khi cũng ko làm tốt vai trò quản lý cấp trung. Và vai trò quản trị của nhà quản lý cấp trung cũng không thể đảm nhiệm được trọng trách của lãnh đạo cấp cao. Điểm giống nhau giữa họ là năng lực quản trị nhân sự- điều hành hoạt động của tổ chức như việc lập kế hoạch, điều hành hoạt động nhóm,  giải quyết mâu thuẫn, đánh giá năng lực, phân công công việc…Khác nhau ở quy mô, cấp độ tư duy chiến lược. Ví dụ, lãnh đạo cấp cao cần lập kế hoạch tổng thể, mang tính chiến lược quyết định đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp.

Nâng cao Năng lực quản lý cấp trung bao gồm những nội dung gì?

Năng lực quản lý cấp trung bao gồm nhiều kỹ năng, đòi hỏi bản thân nhà quản trị cần có tố chất lãnh đạo và rèn luyện, học tập. Bài viết này sẽ đề cập đến một số kỹ năng chính sau:

·         Thứ nhất, nhà quản lý cấp trung cần Nắm bắt được chân dung người quản lý cấp trung chuyên nghiệp- hiện đại. Để từ đó, nắm được những yêu cầu của công việc quản lý. Mình cần làm và phải làm như thế nào mới có định hướng để thức hiện tốt công việc.

·         Thứ hai, Tạo động lực làm việc, thu hút, khích lệ, giữ chân nhân viên/nhân tài: Đây là nhiệm vụ quan trọng của quản lý. Nhà quản lý cấp trung cần có những biện pháp nhằm tạo động lực để nhân viên hăng say làm việc, quan sát theo dõi nhân sự của mình, hiểu họ cần gì để đề xuất các biện pháp thu hút , giữ chân nhân tài cho nhà lãnh đạo cấp cao…bản thân nhà quản lý cấp trung là người trực tiếp làm việc với nhân viên cấp dưới của mình, hiểu nhân sự của mình nhất và từ đó có biện pháp quản trị nhân sự tốt nhất.

·         Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và quản lý mục tiêu: Hoạt động của bộ phận, phòng ban, hay bất kỳ dự án nào đều phải có kế hoạch, chiến lược vì những mục tiêu nhất định, Việc này được thực hiện và quản lý bởi nhà quản lý cấp trung đưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao. Do vậy họ cần được nâng cao kỹ năng năng lực quản lý mục tiêu, lập kế hoạch…

·         Kỹ năng giao việc, ủy quyền
·         Kỹ năng kiểm soát nội bộ
·         Kỹ năng quản lý cuộc họp


Đây là những kỹ năng đóng vai trò quan trọng. Là nhà quản lý đọi nhóm phòng ban của mình, quản lý cấp trung cần phải biết nhìn nhận đánh giá đúng nhân viên để giao việc đúng người đúng việc, ủy quyền hợp pháp. Đồng thời trong các cuộc họp nội bộ, họ đương nhiên phải kiểm soát và quản lý được cuộc họp để tìm ra ý kiến chung của các thành viên, tránh xung đột trong nội bộ.

·         Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp/văn hóa bộ phận
·         Xây dựng Tinh thần đồng đội- Gắn kết tinh thần, cộng hưởng trí tuệ
·         Hiểu và vận dụng pháp luật trong quản lý

Một nhà quản lý cấp trung giỏi, ngoài chuyên môn giỏi trên lĩnh vực hoạt động của mình mà tùy vào mức độ cấp quản lý, họ cần có năng lực quản trị của nhà quản lý cấp trung. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao có đội ngũ cốt cán " cấp trung" tinh nhuệ thì sẽ nâng cao hiệu quả và năng suất chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư vào trí tuệ-luôn là đầu tư có lãi!

Xem thêm các nội dung trong nâng cao năng lực quản lý cấp trung tại website
http://daotaoquanlycaptrung.blogspot.com/

Cuộc chiến giữ chân nhân tài-làm thế nào để giành thắng lợi?

Làm thế nào để giữ chân nhân tài?

Làm thế nào để giữ chân nhân tài?
Làm thế nào để giữ chân nhân tài?
Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Cuộc chiến giữ chân nhân tài ngày càng trở nên khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Thậm chí, có những người được thuê để “săn” người tài. Chiêu mộ người tài đã khó, nhưng làm thế nào để giữ chân nhân tài lại càng khó hơn? 

Để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để giữ chân nhân tài trước hết nhà quản lý phải biết tại sao nhân tài họ rời bỏ bạn?

Lý do nhân tài rời bỏ bạn?

 Mức lương không tương xứng với năng lực làm việc
Nhân viên của bạn làm việc hết mình không phải vì lương, nhưng lương hay tổng thu nhập đạt được từ công việc là diều kiện cần cũng như động lực quan trọng để nhân viên có thể duy trì và hoàn thành tốt công việc. Do vậy, mức lương bạn trả phải xứng đãng với những cống hiến bạn nhận được. Có như vậy, họ mới có thể ở lại lâu bên cạnh bạn. 

Bạn không nhận ra nỗ lực của họ
Khi nhân viên nhanh chóng hoàn thành một nhiệm vụ hoặc nhận được lời khen ngợi từ khách hàng là điều rất tốt, nhưng nhân viên vẫn muốn nhận được sự công nhận cho những nỗ lực của họ từ lãnh đạo. Họ muốn được công nhận khả năng và năng lực của mình. Trên thực tế, 78% người lao động nói rằng nếu họ được nhìn nhận tốt hơn, họ đã cảm thấy có động lực hơn trong công việc. Một lời khen, động viên khi nhân viên hoàn thành tốt công việc mang lại những hiệu suất làm việc và kết quả cao hơn bạn nghĩ. 

Bạn không giúp họ phát triển
Tất cả mọi nỗ lực cố gắng của nhân viên đều có nhiều lý do. Một trong những lý do họ công hiến hết mình là tìm cơ hội phát triển bản thân. Nếu môi trường làm việc không tạo điều kiện để nhân viên phát triển, họ sẽ ngày càng trở nên thiếu tập trung cho công việc, hoặc là ra đi để tìm một tổ chức khác giúp họ phát triển. Rõ ràng, cả hai lựa chọn này đều không phải là kết quả tuyệt vời cho tổ chức.Vì vậy, muốn giữ chân nhân tài, bạn phảo tạo cơ hội cho họ phát triển

Vậy, làm thế nào để giữ chân nhân tài?

Mức lương cao hay chế độ thưởng hậu hĩnh chưa phải là điều kiện cốt lõi để giữ chân nhân tài. Nhân viên của bạn thực sự mong muốn điều gì? Bạn hãy trao cho họ, để nhận lại là sự công hiến và nhiệt tình trong công việc.

- Tiền lương : Trong bối cảnh kinh tế còn chập chững phục hồi, các doanh nghiệp sẵn sàng trả một khoản chi phí cao để giữ chân những người thạo việc. Vì thế, việc xem xét đến nguyện vọng của người tài trong việc có một khoản thu nhập xứng đáng, cũng như khả năng thăng tiến cùng những phúc lợi kèm theo cũng là điều doanh nghiệp nên nghiêm túc thực hiện.

- Môi trường làm việc lành mạnh : Môi trường làm việc phải đàm bảo tính công bằng, chuyên nghiệp, tạo được sân chơi cạnh tranh thực sự cho người nhân viên. Không có người tài nào muốn giới hạn bản thân trong một chiếc hộp nhỏ hẹp, mà nơi đó tài năng của họ bị hạn chế, hoặc bị ganh ghét, hoặc không được đánh giá cao bởi những người xung quanh. Bản thân nhà lãnh đạo cần tạo ra một hệ thống giá trị nhất định trong việc phát triển cá nhân, thực hiện tầm nhìn - sứ mệnh của công ty, tạo uy tín tuyệt đối với nhân viên. Ngoài ra, với một số công việc đặc thù khác, môi trường làm việc lành mạnh còn có nghĩa là sự thoải mái về giờ giấc, nơi chốn làm việc.

- Các chương trình đào tạo huấn luyện : Điều này có tác dụng vô cùng tích cực về mọi mặt, không chỉ áp dụng cho việc thu hút, tuyển dụng người tài từ bên ngoài doanh nghiệp, mà còn hữu dụng cho việc đào tạo nhân sự xuất sắc từ bên trong doanh nghiệp.  Việc đào tạo huấn luyện chính là tạo môi trường phát triển cho nhân viên đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của công ty. Cung cấp càng nhiều cơ hội phát triển chuyên môn càng tốt khi bạn có thể. Cố gắng tạo ra các dự án khác nhau, những khóa học trực tuyến, sách, các cuộc gặp gỡ với giám đốc điều hành công ty, hoặc tham gia các hội nghị ngành nghề. Thực hiện những điều này không chỉ tạo ra cơ hội giúp nhân viên phát triển chuyên môn, mà nó còn chính là lý do để giữ họ “dính chặt” vào tổ chức.

- Khả năng lãnh đạo: Nhà lãnh đạo là người tạo cảm hứng, người có khả năng lãnh đạo tốt sẽ truyền hơi thở nhiệt huyết cho tất cả các nhân viên còn lại. Nhiều người cho biết rằng lý do chính khiến họ theo đuổi một công việc nào đó không phải vì thu nhập cao chót vót, mà chính là vì họ hài lòng với những ý nghĩa tích cực mà mình đang cống hiến cho xã hội. Ai sẽ là người khơi gợi và làm cho nhân viên thấy những điều này ngoài người lãnh đạo giỏi? 
Hơn nữa, đối với những nhân viên tài năng -muốn giữ chân họ, cần phải có sức mạnh nội tại, uy lực của một người lãnh đạo sáng suốt, có tầm nhìn và có khả năng thu phục lòng người.

Hãy có các cuộc họp thường xuyên với nhân viên, cả hình thức họp nhóm và trao đổi với từng cá nhân. Bạn sẽ đưa ra cam kết khi nhận thức được những điều một nhân viên giỏi thực hiện và những gì họ cần phải làm thực sự. Chủ động lên kế hoạch cho các cuộc họp, thay vì đợi đến khi có vấn đề xảy ra, sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ ăn khớp với hoạt động và mục tiêu tổng thể của công ty.
Hãy giúp nhân viên cảm thấy kết nối hơn với công việc của họ. Từ những cử chỉ nhỏ như thư cảm ơn và sự công nhận trước tập thể đến những phần thưởng lớn như thời gian nghỉ ngơi và thăng cấp. Thực hiện các bước ghi nhận nỗ lực của nhân viên có thể giúp bạn giữ chân đồng thời động viên họ làm việc hướng tới mục tiêu chung.

Trong khi cuộc chiến giữ nhân tài luôn rất sôi động, bạn có thể dùng những lời khuyên trên đây để xem xét giải quyết những khó khăn. Và bạn sẽ thấy, kết quả thu nhận lại sẽ rất tích cực và bạn giành được nhiều tình cảm hơn từ những người muốn gắn bó lâu dài cùng công ty và trong cuộc chiến giữ chân nhân tài- bạn sẽ giành thắng lợi


Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả


Ở bài viết trước tôi đã đề cập tới khái niệm kỹ năng làm việc nhóm và sự cần thiết của nó. Nhưng làm thế nào để nhóm của bạn hoạt động hiệu quả mới thực sự khó. Ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ một số nguyên tắc- kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả!

Hiểu Kỹ năng làm việc nhóm như thế nào?

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả là gì?

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả là kỹ năng cơ bản mà nhà quản lý cần nấm được để điều hành quản lý nhân viên của mình nhằm phát huy thế mạnh cũng như hạn chế các nhược điểm của tương tác nhóm nhằm đạt hiệu suất công việc cao nhất. 


Vậy kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả bao gồm những gì?

Thứ nhất, để nhóm hoạt động hiệu quả, bạn phải lên kế hoạch làm việc nhóm rõ ràng cụ thể:
Tại lần họp đầu tiên
Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến.
Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa trên chuyên môn vủa họ.
Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng, phạt với các thành viên.
Những lần họp sau
- Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc cho từng người.
- Biên tập lại bài soạn của từng ngươì cũng như chuẩn bị tài liệu bổ sung.
Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
- Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên
- Chuẩn bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp.
- Chọn người đứng lên thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người dự bị.

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả bao gồm những nguyên tắc sau:

1- Tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong 1 nhóm
Tổ chức những buổi họp là cách thức tuyệt hảo để bổi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lập nhóm. Những buổi họp giúp các thành viên mới làm quen với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu được giao cùng các vấn đề cần giải quyết về mặt tổ chức.

Những điểm cần ghi nhớ tạo sự đồng thuận khi làm việc nhóm:

Mọi thành viên của nhóm cần thống nhất về mục tiêu phải nhắm tới.
Các mục tiêu chỉ ổn định khi đã bàn thảo xong các biện pháp thực hiện.
Để đạt được những kết quả cao nhất, các mục tiêu còn phải được thử thách bằng cách kết hợp giữa những mục tiếu chung và mục tiêu riêng.

2- Thiết lập các mối quan hệ với ban quản trị
Mọi nhóm cần có sự hỗ trợ của đôi ngũ thâm niên ở cơ quan chủ quản. Ba mối quan hệ chủ yếu mà nhóm cần tới là:
Người bảo trợ chính của nhóm
Người đầu ngành hoặc phòng ban có liên quan
Và bất kỳ ai quản lý tài chính của nhóm

3- Khuyến khích óc sáng tạo
Thế mạnh của làm việc theo nhóm là khi phát huy được thế mạnh sáng tạo của từng cá nhân và kết hợp chúng lại với nhau để đưa ra đáp số hoàn chỉnh. Nhưng đừng để nhóm của bạn bị phân lớp thành những con người chuyên sáng tạo và những kẻ thụ động. Muốn vậy, bạn phải biết hoan nghênh tính đa dạng của các quan điểm và ý tưởng, để rồi lái buổi tranh luận đi đến chỗ thống nhất. Đó là kỹ năng cần thiết để nhóm hoạt động hiệu quả

4- Phát sinh những ý kiến mới
Việc có được những sáng kiến đòi hỏi có người lãnh đạo và cần một hình thức tổ chức nào đó, để kết quả buổi họp có thể mở ra một hướng đi.
Mọi ý kiến cần được ghi chép lên biểu đồ hay bảng để mọi người có thể nhìn thấy. Sau đó, loại bỏ những ý kiến bất khả thi và tóm tắt những ý khả thi.

Những điểm cần ghi nhớ trong kỹ năng làm việc nhóm để hiệu quả hơn:

Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể đôi khi được gọi là “tư duy hành động nhóm”.
Sự chỉ trích làm giảm óc sáng tạo.
Đừng bao giờ miệt thị ý kiến nào trong buổi họp.
Nhiều ý kiến tưởng chừng ngớ ngẩn lại có thể đưa đến những giải pháp đáng giá.
Cần ghi mọi ý kiến lên bảng cho dù đấy chưa hẳn là ý kiến độc đáo.
Những ý kiến sáng tạo trong những buổi họp bao giờ cũng cao hơn ý kiến của một cá nhân đưa ra.

5- Học cách ủy thác khi làm việc nhóm

Nhược điểm của làm việc nhóm (teamwork) là các thành viên trong nhóm sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, đổ lỗi cho người khác vì vậy nhóm sẽ hoạt động kém hiệu quả. Để khắc phục nhược điểm này, lãnh đạo nhóm cần ủy thác cho nhân viên của mình

Sự ủy thác có hai hình thức: ủy thác công việcủy thác quyền hành.
Ủy thác công việc là phân nhỏ mỗi kế hoạch thành các phần việc riêng và với mục tiêu riêng, rồi phân chúng cho các thành viên của nhóm. Sau đó, phó mặc cho họ và chỉ can thiệp khi không đạt mục tiêu.
Việc ủy thác quyền hành là sau khi tham khảo ý kiến, trao cho người được ủy quyền đầy đủ quyền và để họ được hành xử nó.
Khi ủy thác, cần nhận diện các loại đặc tính khi ủy thác:
  • Có khả năng muốn thực hiện: Đây là trường hợp ta gặp người được ủy nhiệm lý tưởng, sẵn lòng nhận trách nhiệm và cũng sẵn lòng tham khảo ý kiến người khác, thực hiện theo ý khi được ủy nhiệm.
  • Có khả năng không muốn thực hiện: Loại người này không sẵn lòng học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác, thiếu tinh thần hợp tác, không nên giao quyền cho họ.
  • Thiếu khả năng muốn thực hiện: Cần được đào tạo bổ khuyết những mặt yếu trước khi được ủy nhiệm.
  • Thiếu khả năng, không muốn thực hiện: Giao việc cho loại người này hẳn là hỏng to
Ủy thác đúng người đúng việc sẽ giúp các cá nhân có ý thức trách nhiệm lớn hơn trong công việc mình làm từ đó nâng cao hiệu quả làm việc nhóm

6- Khuyến khích mọi người phát biểu
Người lãnh đạo cần động viên mọi người bàn thảo, ngay cả với ý kiến nghịch lại cũng có giá trị của nó.

7- Chia sẻ trách nhiệm
Bổ sung các cách thức hành động, giám sát tiến độ, sáng tạo, có tính xây dựng khi hoạt động nhóm gặp trở ngại tạm thời. Cũng cần tạo bầu không khí thông hiểu nhau giữa các thành viên thống nhất thông tin về tiến độ và những thay đổi đường lối làm việc.

8- Cần linh hoạt trong làm việc nhóm

Mỗi thành viên phải có khả năng thực hiện vai trò của mình chí ít cũng như người khác.
Mỗi người phải được phân nhiệm để hành động chủ động trong nhóm.
Dù việc khó đến đâu nhưng nếu có sự đồng lòng của toàn nhóm thì đều có thể hoàn thành.
Mọi người đều được phân nhiệm rõ ràng tử đầu đến cuối.
Mọi người đều được khuyến khích làm theo phương cách hiệu quả nhất của mình.
trên đây là những nguyên tắc cũng như các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà nhà quản lý cần nắm vững trong việc quản lý điều hành nhóm hoạt động. Vận dụng những kỹ năng này sẽ giúp cho nhóm của bạn hoạt động hiệu quả!

CHIA SẺ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ

Kỹ năng làm việc nhóm là gì?

   Kỹ năng làm việc nhóm hay còn gọi là team work giờ đây không còn là khái niệm xa lạ với các nhà lãnh đạo ở Việt Nam. Dưới tất cả góc độ, quan điểm quản trị thì làm việc nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy tối đa hiệu suất hiệu quả công việc.

Vậy kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Kỹ năng làm việc nhóm là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.

Biểu hiện của kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta tiếp cận với nhiều hình thức làm việc nhóm từ khi còn bé hoặc trong lớp học như cùng nhóm bạn chơi trò chơi, nhóm bài tập. Tất cả nhứng hình thức trên đều là làm việc nhóm và muốn đạt hiệu quả, chúng ta phải có kỹ năng làm việc nhóm.

Ứng dụng của kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm lại càng không thể thiếu đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những ưu điểm của từng người và bổ sung cho nhau. Làm việc nhóm là cơ hội cho các thành viên thảo luận đưa ra ý kiến cá nhân của mình để tìm ra vấn đề cả nhóm đang gặp phải và từ đó đưa ra phương án giải quyết tối ưu  nhất.

Mặt trái của làm việc nhóm là gì?

 Nếu trưởng nhóm không lãnh đạo tốt hoạt động của nhóm mình sẽ gây tác dụng như con dao 2 lưỡi, có người sẽ chây lười phụ thuộc vào người khác, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, cũng có người giỏi, người kém, không đồng đều về chuyên môn. Chỉ cần một người làm việc kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng tởi cả nhóm.

Nhược điểm lớn nhất khi làm việc nhóm gây khó khăn cho người trưởng nhóm đó là cái tôi cá nhân của các thành viên trong nhóm, nếu ý kiến giữa mọi người bất đồng sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong công việc . Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là hết sức cần thiết. Tìm ra phương pháp nhằm phát huy hiệu quả làm việc và khắc phục nhược điểm khi làm việc với số đông chính là nhiệm vị của nhà lãnh đạo doanh nghiệp

THAM KHẢO TEAMWORK LÀ GÌ? - BẢN TIẾNG ANH


Lập kế hoạch là gì?

Lập  kế hoạch là gì?

Trước khi đưa ra ý kiến của mình để trả lời câu hỏi trên, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện- lập kế hoạch là gì?
Trong một buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình bày về cách sử dụng thời gian có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt trong cuộc sống, ông mỉm cười: "Sau đây là một câu hỏi trắc nghiệm". Ông ta lấy từ gầm bàn một cái lọ rộng miệng cỡ 4 lít và một túi chứa những hòn đá cuội to bằng nắm tay. Ông lần lượt đặt từng hòn đá vào lọ cho đến khi không thể bỏ vào được nữa. "Cái lọ có đầy chưa?" - ông hỏi.
"Đầy rồi" - mọi người đáp.
"Thật không?" - ông lấy từ gầm bàn ra một túi sỏi nhỏ đổ từ từ vào lọ và lắc cho các hòn sỏi chen vào tất cả các khoảng trống giữa các hòn đá cuội. Ông nhoẻn miệng cười và hỏi: "Cái lọ đầy chưa?".
Lần này thì mọi người dường như bắt kịp ông. Ai đó trả lời: "Chắc là chưa".
"Tốt!" - ông nói và lấy ra một túi cát đổ vào lọ và cát chen đầy vào các khoảng trống giữa những hòn đá cuội và hòn sỏi. Một lần nữa, ông hỏi: "Cái lọ đầy chưa ?".
"Chưa" - mọi người nhao nhao. "Tốt" - ông lặp lại và vớ lấy bình nước đổ vào lọ cho đến khi nước ngập đến miệng lọ. Ông ngước nhìn mọi người và hỏi: "Minh họa này nói lên điều gì?".
Một nhà kinh doanh nhanh nhảu đáp: "Vấn đề là cho dù kế hoạch làm việc của bạn có sít sao thế nào đi nữa, nếu cố gắng bạn luôn có thể làm thêm nhiều việc nữa!"
"Có thể" - ông đáp - Nhưng đó không phải là vấn đề. Điều mà minh họa vừa rồi nói lên là: “ Nếu  bạn không đặt những hòn đá cuội vào lọ trước, bạn sẽ không bao giờ có thể nhét chúng vào được".
Cái gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của bạn? Có thể là một dự án, một hoài bão mà bạn muốn thực hiện, thời gian với những người mà bạn thương yêu, học vấn của bạn, sức khỏe của bạn... Nhưng nhớ đặt những "hòn đá cuội" đó vào lọ trước hoặc bạn sẽ không bao giờ nhét chúng vào được. Chúng ta luôn cố gắng làm thật nhiều việc trong khoảng thời gian giới hạn của mình. Nhưng điều quan trọng là những việc mà bạn đang làm có thật sự có ý nghĩa.
Tôi kể lại cho các bạn nghe câu chuyện này, để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm rộng ra trong cuộc sống hay hẹp hơn trong những công việc hàng ngày của mình!
Muốn làm tốt công việc, nhất định phải có kế hoạch, để xác định việc nào là quan trọng, việc nào phải thực hiện trước?
Lập  kế hoạch là gì?
lập kế hoạch là gì?

Vậy lập kế hoạch là gì?

Trong cuộc sống, vị trí hiện tại là một điểm, vị trí tương lai ta muốn đạt được là một điểm khác. Việc của bạn là làm sao đi từ điểm này tới điểm kia càng nhanh càng tốt. Kế hoạch sẽ là bản hướng dẫn rõ ràng hướng tới mục tiêu của bạn. Nếu sử dụng một bản kế hoạch hợp lý, bạn có thể đạt được mục tiêu theo ý mình thay vì phải dựa vào vận may hay hoàn cảnh.

Trong kinh doanh, lập kế hoạch là gì?

Lậpkế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đây là chức năng đầu tiên của nhà quản trị doanh nghiệp. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp.
Kế hoạch hóa cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó  3 dột nếu cố gắng làm vậy. Bạn không bao giờ có đầy đủ thông tin khi lập kế hoạch. Kế hoạch dựa vào những điều đang xảy ra và những điều bạn dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai. Kế hoạch là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai và không bao giờ được từ bỏ.
  Vì thế, kế hoạch chỉ là cái tốt nhất mà bạn có thể làm hiện tại. Bạn phải sẵn sàng để thay đổi và cập nhật thường xuyên ngay khi sự kiện hoặc hoàn cảnh mới trở nên rõ ràng. Một kế hoạch cứng nhắc đến độ không thể thay đổi khi các điều kiện thay đổi còn tệ hơn là không có kế hoạch nào. Kế hoạch của bạn phải được sử dụng như một bản hướng dẫn chính xác cho bạn trong bất kỳ hoàn cảnh hiện tại nào chứ không phải như một bản cam kết cứng nhắc không thể thay đổi.


Những ai cần lập kế hoạch?

Trong hoạt động của doanh nghiệp, bất kỳ vị trí nào từ lãnh đạo cấp cao như giám đốc điều hành đến quản lý cấp trung như các trưởng phòng, quản đốc hay tổ trưởng và các nhân viên đều phải xây dựng kế hoạch. Giám đốc điều hành xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, quản lý cấp trung xây dựng kế hoạch làm việc cho tổ nhóm... nhân viên lập kế hoạch công việc. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp họ có những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng các công việc của mình và doanh nghiệp.

Có thể thấy việc lập kế hoạch là rất cần thiết nếu bạn muốn tới đích nhanh và hiệu quả nhất. Trong doanh nghiệp, muốn phát huy năng suất, hiệu suất làm việc cho đội ngũ nhân sự của mình. Là lãnh đạo trước hết bạn nên lập cho cá nhân cũng như đội nhóm của mình những bản kế hoạch công việc thât hiệu quả!

Xem thêm chương trình đào tạo: Kỹ năng lập kế và kiểm soát kế hoạch hiệu quả

Quản lý cấp trung là gì?

    Trước hết, phải khẳng định, người quản lý giữ vai trò quan trọng nhất quyết định sự vận hành thành bại của doanh nghiệp. Nhưng, nhà quản trị doanh nghiệp không thể quản lý hết đội ngũ nhân viên của mình mà họ cần những cánh tay hỗ trợ đắc lực, đó là cầu nối trung gian giữa nhân viên và nhà quản trị cao cấp- hay còn gọi là nhà quản lý cấp trung. 

Vậy quản lý cấp trung là gì? 

Họ là cách tay đắc lực của ban quản lý cấp cao trong hiện thực chiến lược kinh doanh, là trụ cột và là đội ngũ kế cận đảm bảo cho sự vận hành hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ hệ thống quản lý. Cán bộ quản lý cấp trung là đội ngũ không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp nào.
quản lý cấp trung là gì?
nhà quản lý cấp trung

Nhà quản lý cấp trung-họ là ai? 

Trong một doanh nghiệp đội ngũ này có thể chỉ là 2,3 người nhưng con số này có thể lên tới hàng trăm cũng như vài nghìn trong doanh nghiệp khác. Họ là trưởng các phòng ban, giám đốc các xưởng sản xuất nhỏ, hay tổ trưởng tổ kỹ thuật…. Tóm lại, họ có một đặc điểm chung đó là: nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm quản lý hệ thống nhân viên dưới quyền mình dựa trên tư tưởng của nhà lãnh đạo cấp trên. Một doanh nghiệp có thể lại được phân ra nhiều tầng quản lý cấp trung, phụ thuộc vào quy mô cơ cấu của mối doanh nghiệp.

Vai trò của quản lý cấp trung là gì?

Như đã đề cập ở trên, nhà quản lý cấp trung giữ vai trò vô cùng quan trọng, ở đây tôi sẽ đi sâu phân tích mức độ quan trọng đó!
Các nhà quản lý cấp trung là cốt cán trong các tổ chức, bộ phận bởi họ là cầu nối liên kết giữa việc quản lý cấp cao với toàn bộ phần còn lại của công ty. Họ như “ keo hồ kết dính trung gian giữa các cấp cao hơn và thấp hơn cũng như ngang bằng cho những bộ phận khác.”
keo hồ kết dính trung gian này thường có một vai trò rất quan trọng. Bởi những nhà quản lý cấp trung thường truyền đạt được chiến lược cùng toàn cảnh hoạt động chung đến cấp tạo cho nó có được ý nghĩa và đủ khả năng ứng dụng được cho những người lao động hàng ngày. Và khi đó, chính những người quản lý cấp trung lại là những người hết sức lưu tâm tới nhu cầu của những người lao động, có những quan sát của riêng họ về hoạt động giữa giao tiếp khách hàng với nơi bán hàng, cũng như chuyển những thông tin đó lên cho những người quản lý cấp cao. Thêm vào đó, họ trở thành một tấm đệm giữa những người quản lý cấp cao với những người lao động cấp thấp hơn.”
Quản lý cấp trung là gì? họ chính là người trực tiếp quản lý đội ngũ nhân viên, truyền đạt tư tưởng cấp cao cho nhân viên.

Phê bình khi nhân viên mắc lỗi, kết nối các nhân viên với nhau, tạo động lực để nhân viên hăng say làm việc? cũng như việc nhìn nhận đánh giá năng lực làm việc của các cá nhân từ đó truyền đạt cho lãnh đạo cấp cao. Đó là vai trò  cũng như công việc của nhà quản lý cấp trung.

Một nhà quản lý cấp trung giỏi, họ sẽ giúp nhà quản trị cấp cao quản lý tốt đội ngũ nhân viên của mình, truyền đạt tư tưởng quản trị một cách rõ ràng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp vận hành mà không gặp mau thuẫn trong nội bộ từ đó hoạt động tốt.

Ngược lại, một nhà quản lý cấp trung không có năng lực, họ không những không thực hiện tốt công việc được giao, đồng thời không truyền đạt đúng ý chí lãnh đạo, không thể làm tấm gương cho nhân viên noi theo từ đó gây ra những bất bình, không tạo cho nhân viên của bạn động lực phấn đấu làm việc. Hậu quả là hệ thống vận hành không đi theo mục tiêu của nhà quản trị.

Do vậy, nắm vững những vấn đề cốt lõi của quản lý doanh nghiệp, am hiểu các chức năng của bộ máy quản lý và sự gắn bó hữu cơ của chúng, có khả năng tìm được sự đồng thuận của đồng nghiệp và đối tác là chìa khóa để người cán bộ ở cấp này đi đến với thành công.